Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa

Admin 24/12/2020
lioa.net
Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa, Cách tính chọn dây cho thiết bị điện trong nhà, Cách tính chọn dây cho ổn áp standa, Cách tính chọn dây cho ổn áp standa-rs.

Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa

Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa, Cách tính chọn dây cho thiết bị điện trong nhà, Cách tính chọn dây cho ổn áp standa, Cách tính chọn dây cho ổn áp standa-rs.

Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa

Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa

Để chọn được dây dẫn bạn cần phải biết dòng điện tải sử dụng, cùng với  mật độ dòng diện cho phép từng lọai dây dẫn.
Ta có thể áp dụng công thức sau để tính tóan một cách gần đúng: S=I/J
Trong đó:

- S: là tiết diện dây dẫn, tính bằng mm2
- I: là dòng điện chạy qua mặt cắt vuông, tính bằng Ampere (A)
- J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng J~ 6A/mm2
Mật độ dòng điện cho phép của dây nhôm J~ 4,5 A/mm2

1. Trường hợp dây nhánh trong gia đình điện áp 220VAC (dây di động) :
Trường hợp dùng đèn quạt, ổn áp lioa, Ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khách có công suất dưới 1kW thì dây từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến thiết bị điện nên dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm, tiết diện 2×1,5 mm2.
Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi, ổn áp lioa 1kva… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2×2,5 mm2 để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.

2. Trường hợp tổng công suất các thiết bị điện, ổn áp lioa, tính ở điện áp 220VAC:
Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như công thức trên.

 

Ví dụ: Tổng công suất P dùng đồng thời trong gia đình gồm bình nóng lạnh(1.600W), tủ lạnh(300W), bàn ủi( 1.000W) và quạt(100W) là 3 kW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì dây phải có tiết diện  tối thiểu: S = 3kW/1,3 kW/mm2 = 2,3 mm2. Vậy tiết diện tối thiểu dây điện đường trục trong gia đình là 2,3 mm2. Trên thị trường có các loại dây cỡ 2,5 mm2 và 4 mm2. Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây 4 mm2.

Lưu ý: Tăng đường kính dây dẫn (d) là cách tiết kiệm điện dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả lớn nhất. Bởi vì, tỉ lệ giảm điện trở dây dẫn sẽ lớn gấp bình phương lần tỷ lệ tăng đường kính cuả nó. (R =1,27ρ*l/d2 ). Ví dụ, khi ta tăng đường kính dây dẫn lên gấp đôi thì điện trở của dây dẫn không phải giảm đi một nửa mà giảm xuống còn 1/4. Theo đó, số kWh điện năng tổn hao do truyền dẫn cũng được giảm xuống 4 lần.
nguồn: sưu tầm

 

Bạn đang xem: Cách tính chọn dây cho thiết bị điện và ổn áp lioa
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0912307206
x