Điện nông thôn yếu chập chờn

Admin 24/12/2020
lioa.net
Máy ổn áp lioa cho thấy điện áp chỉ có 100V. Lúc đó là 10 giờ sáng. Một lát sau, điện áp phập phù chỉ còn dưới 70V, bà Cầu phải đổ cơm từ nồi điện ra nấu bếp.

Điện nông thôn yếu chập chờn

Máy ổn áp lioa cho thấy điện áp chỉ có 100V. Lúc đó là 10 giờ sáng. Một lát sau, điện áp phập phù chỉ còn dưới 70V, vợ ông Cầu phải đổ cơm từ nồi điện ra nấu bếp.

Điện là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ở các vùng nông thôn trong tỉnh, nhu cầu này đã không được đáp ứng đầy đủ. Nguồn điện chập chờn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân…

dien yeu va chap chon

Ở nông thôn, nguồn điện thất thường do quá tải “cung không đủ cầu”.

-  Đường dây điện ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn. Ảnh lioa.net

Có điện cũng như không

Thôn Đông Điền (xã Phước Thắng) là “điểm nóng” ở Tuy Phước về tình trạng nguồn điện quá yếu, nhất là vào buổi tối. Ông Đoàn Văn Lưu, thôn phó thôn Đông Điền, bày tỏ: “Cuộc sống của cả 213 hộ dân ở đây đều bị ảnh hưởng bởi nguồn điện quá yếu. Ban đêm, các cháu học sinh hầu như phải học bài dưới ánh đèn dầu. Tình trạng điện yếu kéo dài gây nhiều bức xúc, bà con đã viết đơn nhờ tôi phản ánh lên Công ty Điện lực Bình Định để yêu cầu được giúp đỡ”.

Tại huyện Hoài Nhơn, một số khu dân cư cách xa Quốc lộ 1A thường xuyên sống trong cảnh điện lưới chập chờn. Theo một giáo viên ở xã Tam Quan Nam, cứ khoảng sau 18 giờ, các thiết bị điện trong gia đình hầu như không dùng được. Máy tính đang dùng tự nhiên tắt phụt, nhiều lần như thế nên bị hư nguồn điện đành xếp xó. Bà Nguyễn Thị Hậu, ở thôn Định Công, xã Hoài Mỹ, cho biết: “Người dân trong thôn đa phần phải dùng “xẹt” (ổn áp) mới dùng được điện. Vậy mà ở đây cũng đỡ hơn ở khu vực thôn Xuân Khánh, trời chạng vạng là đèn điện tắt hết, người dân phải thắp đèn dầu để sinh hoạt”.

Nhận được phản ảnh của người dân, ngày 14.8, chúng tôi đã đến xóm Lân Thạnh 1, thôn Tấn Thạnh 1, xã Hoài Hảo. Thực tế dễ nhận thấy ở đây là nhà cửa khang trang nhưng điện đài tắt ngúm, ti-vi để mặc mạng nhện bám đầy. Ông Đỗ Xuân Cầu, 58 tuổi, chỉ tay lên chiếc ổn áp cho chúng tôi thấy điện áp chỉ có 100V. Lúc bấy giờ là 10 giờ sáng. Một lát sau, điện áp phập phù chỉ còn dưới 70V, vợ ông Cầu lật đật đổ cơm từ nồi điện ra nấu bếp.

co dien cung nhu khong

Lúc 10 giờ ngày 14.8, điện áp đo được tại nhà ông Đỗ Xuân Cầu chỉ có 100V. Ảnh lioa.net

Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nguồn điện phập phù ở nhiều vùng nông thôn chính là hệ thống đường dây đã xuống cấp. Thôn Đông Điền nằm cách trạm hạ thế đến 3km, đường dây điện phải đi qua đầm Thị Nại, trong khi tiết diện đường dây nhỏ lại quá cũ kỹ nên nguồn điện ở “hạ nguồn” đã không còn nguyên vẹn. Mặt khác, tình trạng dùng điện vô tội vạ của các hộ dân nuôi tôm ở các vùng ven biển Hoài Nhơn cũng góp phần làm nguồn điện không ổn định.

Điện yếu, các hộ dân thi nhau mua bộ tăng giảm điện, các hộ khá giả thì mua ổn áp dải rộng để xài. Nguồn điện thất thường do quá tải “cung không đủ cầu”, bộ tăng giảm điện làm việc liên tục chịu không nổi dẫn đến các thiết bị điện nhanh chóng bị cháy, gây tổn thất tiền bạc không nhỏ cho các hộ dân.

Hệ thống thiết bị tải điện ở xóm Lân Thạnh 1, xã Hoài Hảo cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Ban đầu, trụ điện, dây điện ở đây do 27 hộ dân đóng góp kinh phí để kéo điện về từng hộ gia đình. Đến nay, số hộ dân của xóm này đã “phình” ra rất nhiều lần, lên đến 105 hộ. Tuy nhiên, các hộ gia đình mới lập cư cũng chỉ kéo điện về nhà từ đường dây điện trước đây nên chuyện quá tải là điều không tránh khỏi. Chất lượng đường dây kém nên lượng điện thất thoát lớn, giá điện cũng theo đó tăng lên. Anh Huỳnh Văn Mỹ, 34 tuổi, bức xúc: “Tháng 7.2011, người dân xóm Lân Thạnh 1 phải trả tiền điện với mức giá tới 2.560 đồng/kwh. Tiền điện đã cao, chất lượng lại không ổn định làm các thiết bị điện hư hỏng hết”.

Ngày 25.7 vừa rồi, người dân xóm Lân Thạnh 1 đã trực tiếp phản ánh lên lãnh đạo huyện Hoài Nhơn tình hình sử dụng điện ở đây. Lãnh đạo huyện đã họp bàn cùng ngành điện lực tìm giải pháp tháo gỡ. Ông Trương Văn Cường, Giám đốc Điện lực Bồng Sơn, cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ cho thay thế các đồng hồ điện đã quá cũ kỹ ở khu vực này, đảm bảo theo dõi chính xác lượng điện mỗi hộ sử dụng. Còn việc thay thế các đường dây điện thì cần phải có thời gian và lộ trình cụ thể, bởi rất tốn kém, phức tạp”.

Thiết nghĩ, người dân nông thôn cũng là một đối tượng khách hàng của ngành điện, họ cần được hưởng nguồn điện ổn định để sinh hoạt, sản xuất.

Kết : Nếu máy ổn áp lioa cho thấy điện áp chỉ có 100V. Lúc đó là 10 giờ sáng. Một lát sau, điện áp phập phù chỉ còn dưới 70V, thì ta nên dùng ổn áp lioa ( LIOA-DRII) dải làm việc rộng 50V đến 250V và không nên dùng biến áp lioa trong trường hợp này.

  • Nguồn: Nguyễn Văn Trang
Bạn đang xem: Điện nông thôn yếu chập chờn
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0912307206
x