Trang chủ Liên hệ

An toàn điện cho sinh hoạt và sản xuất

Admin 24/12/2020

An toàn điện cho sinh hoạt và sản xuất

An toàn điện cho sinh hoạt và sản xuất là trên hết, Hãy dùng ổn áp lioa điện chất lượng để bạn luôn an toàn, Ổn áp standa chất lượng cao để thiết bị điện được bảo vệ an toàn và bạn được yên tâm, Mua biến áp chính hãng để bạn yên tâm khi sử dụng.

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN AN TOÀN ĐIỆN

AN TOÀN SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước:

- Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, ... và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu dao điện.

1. Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà:

Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo:

3. Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ:

- Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

- Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ:

+ Phải phù hợp với công suất sử dụng.

+ Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.

- Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

- Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống rò điện. đặc biệt vùng ngập nước.

3. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công trình nhà ở:

Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.

4. Lắp đặt thiết bị điện trong nhà:

- Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện....

- Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.

5. Kiểm tra:

- Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.

- Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện).

- Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.


CẤM ĐÓNG ĐIỆN  CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC

7. Khi chưa cắt nguồn điện:

Không được chạm vào:      
+ Ổ cắm điện.
+ Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).
+ Cầu dao, cầu chì không có nắp che … .

8. Không:
Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, rò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ..

9. Không:
Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.

10. Không:
- Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
- Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).
- Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.

11. Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …):  

Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

12. Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt:

- Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.

- Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.

- Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô ...).

13. Không:
Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ cháy.

14. Không dùng điện để:
- Chống trộm.
- Bẫy chuột.
- Rà (bắt) cá.


SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN NGOÀI NHÀ

1. Không:

Lắp đặt an-ten, dây phơi, giàn giáo xây dựng, hộp đèn, biển quảng cáo hoặc các vật dụng khi rơi, đổ có thể va quệt vào công trình lưới điện cao áp.

2. Khi mưa bão, giông sét:

- Nên hạn chế ra đường nhằm tránh bị cây đổ, đường dây điện có thể bị đứt.

- Không chạm người vào cột điện, dây chằng cột điện, dây nối đất ở các cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

3. Không:

Bắn súng, bắn pháo hoa, ném đất đá, dây kim loại, dây kim tuyến, thả diều … vào đường dây, trạm điện vì có thể làm chạm chập, phóng điện, đứt dây …gây nguy hiểm.

4. Không được vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện:

Người, phương tiện và xe máy thi công khi làm việc gần các đường dây, trạm điện không được vi phạm khoảng cách sau (khoảng cách tối thiểu giữa người, phương tiện, vật dụng  đến đường dây, thiết bị điện):

- Đường dây, trạm điện trung thế 15 kV ( 15.000 V): 2 mét

- Đường dây cao thế 110 kV (110.000 V): 4 mét;

- Đường dây cao thế 220 kV (220.000 V): 6 mét;

- Đường dây cao thế 500 kV (500.000 V): 8 mét.

5. Không nên:

 Dựng lều, quán, nhà cửa có mái và tường bao bằng vật liệu dễ cháy dưới đường dây, trạm điện.

6. Cấm:

- Cột trâu, bò, gia súc và thuyền bè ....vào cột điện.

- Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa có thoả thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp.

7. Khi phát hiện trụ điện ngã, dây điện đứt:

- Người phát hiện không được đến gần và phải báo cho mọi người xung quanh biết.

- Tìm cách lập rào chắn và gọi số điện thoại khẩn cấp để ngành điện xử lý.

8. Cây trồng gần công trình điện:

 - Không để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện, và trạm điện.

 - Khi chặt cây, tỉa cành gần đường dây, trạm điện phải đề phòng cây đổ, cành  rơi có thể chạm vào đường dây, trạm điện làm đứt dây hoặc phóng điện gây tai nạn và hư hỏng thiết bị điện.

9. Cấm:  

Tự ý tháo gỡ các kết cấu của công trình điện như: dây điện, thanh giằng, dây néo, dây nối đất ….

10. Trạm biến áp:

- Trạm có tường, rào bao quanh (trạm trong phòng, trạm có hàng rào bảo vệ): không đột nhập vào trạm.

- Trạm đặt trên cột điện (trạm giàn, trạm một cột, trạm trụ ghép, trạm treo): không tự ý leo lên cột điện.


CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:

Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì….

Lưu ý:

- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;

- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:

- Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.

- Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).

Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn).

Trường hợp phát hiện mất an toàn về điện phải khẩn cấp thông báo các số điện thoại sau:

- Điện lực: 08. 2230.2230 - 04.

- Cảnh sát PC&CC: 114

Để yêu cầu Điện lực cắt điện; phải báo rõ địa điểm người bị tai nạn điện.


Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp:

1. Người bị nạn chưa mất trí giác

- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.

Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.

2. Người bị nạn đã mất trí giác:

- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.

- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.

- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.

- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.

Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

3. Người bị nạn đã tắt thở

- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;

- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.

Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo nội dung trang sau), phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.


PHƯƠNG PHÁP

Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay)

1. Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.

2. Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.

3. Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14  đến 16 lần/phút.

Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.

Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.

Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt.Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu.Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.

Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện

Để tích cực ngăn ngừa các tai nạn điện và hỏa hoạn đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng điện, Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh kính đề nghị mọi người hãy thực hiện “Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện” sau:

1. Không lắp đặt ăng ten ti vi gần đường dây, trạm điện vì ăng ten có thể ngã đổ vào dây điện, trạm điện gây chạm chập, đứt dây, phóng điện rất nguy hiểm, làm chết người đang tháo lắp ăng ten.

2. Không được tới gần đường dây, trạm điện 15kV trong phạm vi 2 mét (đường dây, trạm điện 110kV trong phạm vi 4 mét) bằng bất cứ cách gì như: leo lên mái nhà, sân thượng; leo ra ban-công, lan-can, ô-văng... từ các nhà, công trình ở gần đường dây, trạm điện hoặc đưa đồ vật dài, cần cẩu của xe cẩu… lên gần đường dây điện… để đề phòng bị điện giật hoặc bị điện cao thế phóng chết người.

3. Khi trời mưa, giông, bão… không chạm người vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

4. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện; cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.

5 .Dây dẫn điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.

6. Phải lắp cầu dao hoặc áptômát hoặc thiết bị ngắt nhanh ở phía sau điện kế, ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt nhanh dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hỏa do điện.

7. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như : máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện.

8. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.

9. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà.

10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà… có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này có lớp cách điện xấu dể gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người cho người sử dụng, gây phát hỏa trong nhà.

11. Không bắn súng hoặc ném đất đá, thanh, dây kim loại, dây kim tuyến, pháo hoa, vật lạ... vào đường dây điện, trạm điện vì có thể làm chạm chập, đứt dây gây nguy hiểm.

12. Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,... người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổng đài an toàn điện khẩn cấp 08.2230.2230 hoặc tới 04. để có biện pháp xử lý thích hợp.

Công ty CP TM & SX REDSUN khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng điện, không nên coi thường tính chất nguy hiểm của nguồn điện và thực hiện tốt các điều cơ bản nêu trên để đề phòng tai nạn điện, hỏa hoạn đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Bài viết liên quan