Ổn áp có bảo vệ mất pha thiếu áp quá áp
Ổn áp có bảo vệ mất pha thiếu áp quá áp, Ổn áp kết hợp bộ có bảo vệ mất pha thiếu áp quá áp, Ổn áp có bộ bảo vệ 3 pha bảo vệ mất pha cho động cơ.
Giới thiệu về hiện tượng thiếu áp, quá áp và tác hại của nó tới hoạt động sản xuất và nhất là với động cơ máy móc 3 pha:
Tiếng Anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng mất pha: phase loss, phase failure, phase missing.
Tiếng anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng thiếu áp (sụt áp, thấp áp): under voltage.
Tiếng anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng quá áp: over voltage.
Sau sự cố mất pha, thợ bảo trì động cơ thường nhắc đến sự cố thiếu áp, đặc biệt là thợ quấn động cơ ở những vùng có điện áp thường bị thiếu. Một số thợ chưa kinh nghiệm thường xử lý sai sự cố thiếu áp đối với động cơ không đồng bộ. Họ lý luận thế này : Theo định luật Ohm, dòng điện tỉ lệ thuận với điện áp do vậy khi có hiện tượng sụt áp thì dòng điện qua động cơ sẽ giảm nên hiện tượng phát nhiệt và cháy động cơ khó có thể xảy ra. Do vậy khi gặp động cơ cháy, họ xử lý bằng cách quấn tăng thêm 1 số vòng dây. Điều này làm sự cố thêm nghiêm trọng, động cơ mới quấn cháy nhanh hơn động cơ cũ.
Để hiểu rõ hơn hiện tượng này ta phân tích hiện tượng dựa vào đường đặc tính cơ, đường đặc tính dòng điện của động cơ không đồng bộ. Chúng ta quan sát đường đặc tính cơ, đặc tính dòng điện của động cơ không đồng bộ ở điện áp định mức trong hình sau:
on ap co bao ve mat pha qua ap
Từ hình vẽ ta rút ra những kết luận sau :
- Dòng điện mở máy (khởi động) rất lớn nhưng moment mở máy nhỏ.
- Trong quá trình mở máy, moment tăng dần còn dòng điện giảm dần
- Trong quá trình làm việc, moment tăng thì dòng điện tăng và ngược lại moment giảm thì dòng điện giảm.
Để đơn giản hóa, ta chỉ phân tích đoạn làm việc của đặc tính, không phân tích quá trình khởi động. Tải dùng để phân tích là một tải không đổi. Ứng với tải định mức, ta xác định được hệ số trượt định mức (sdm). Từ hệ số trượt định mức ta xác định được dòng điện định mức của động cơ như trên hình đặc tính.
Ta xét thêm trường hợp điện áp stator của động cơ giảm xuống 1 ít, lúc này đường đặc tính cơ và đặc tính dòng điện thay đổi sang đường số 2 như trong hình vẽ:
on ap co bao ve mat pha thieu ap qua ap
Từ hình vẽ, ta thấy khi điện áp giảm, động cơ sẽ làm việc ở đường đặc tính M2, I2. lúc này độ trượt s tăng, dòng điện tăng nhiều. Đây chính là nguyên nhân làm chọ động cơ cháy.
Vậy còn khi điện áp tăng? Các thiết bị điện nói chung sẽ giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng vì quá điện áp định mức.
Đặc biệt tụ điện sẽ giảm tuổi thọ rất nhanh nếu quá điện áp. Cái này có lẽ không cần phải giải thích thêm nhiều.