Trang chủ Liên hệ

Ổn áp lioa cách tính công xuất khi mua

Admin 24/12/2020

Ổn áp lioa cách tính công xuất khi mua máy?


Để tính toán một cách đơn giản mà vẫn khoa học và chính xác chúng ta tham khảo một số thông tin sau
Với nhà 4 tầng, 4 điều hòa 12000 BTU , tủ lạnh, ti vi 3 cái, bình nóng lạnh 3 cái, máy giạt, với cả ấm đun thuốc bằng điện, bếp ga cũng có một bếp điện, phích nước điện cắm liên tục, thì loại ổn áp 7,5KVA đủ không?

Và đây là một cách tính
Cứ cộng tổng công suất tiêu thụ của các đồ dùng trong nhà vào rồi nhân 120% là ra công suất của ổn áp Lioa.
Bật 2 điều hòa 12k BTU, tủ lạnh, bình nóng lạnh và các đồ dùng khác là 7,5 KVA bật cùng lúc ko sao, nhưng mua thêm cái bếp từ nữa, tổng công suất là 9,5KVA là nhảy áp. Vì vậy Chúng ta nên mua cái ổn áp 20KVA dùng cho thoải mái.
ONAP: Thường chúng ta tính công xuất ổn áp đơn giản bằng công thức P=U*I. Nhưng đây là cách tính không chính xác. Vì
[QUOTE=ONAP]Chỉ với điện một chiều mới áp dụng công thức P = U x I, tức 5KVA = 5KW.[/QUOTE]

Chúng ta nên sử dụng cách tính công xuất máy ổn áp sau

Với điện xoay chiều thì:

Công suất hiệu dụng P(W,kW) = U x I x Cosφ.
Công suất biểu kiến S(VA, KVA) = U x I
Từ đó nếu biết P hoặc S và U thì có thể tính được dòng điện I:
I = P / (U x Cosφ) = S / U
Trong đó Cosφ là hệ số công suất, thông thường:
+ Với các loại động cơ (có trong tủ lạnh, quạt, điều hòa...) thì Cosφ = 0.8
+ Với các loại phụ tải thuần trở (bóng đèn sợi đốt, ấm điện, bếp điện...) Cosφ = 1
+ Với các loại đèn neon, các thiết bị điện tử khác Cosφ = 0.6-0.7
Các bạn có thể tính I cho từng thiết bị rồi cộng tổng lại, hoặc đơn giản hơn thì cứ cộng tổng công suất rồi tính I với Cosφ trung bình lấy bằng 0.8
Với các loại động cơ thì I khởi động thường từ 3-7 lần I định mức.

 

Bài viết liên quan