Cấu Tạo Ổn Áp Lioa 1 Pha

Admin 24/12/2020
lioa.net
Cấu tạo chung ổn áp lioa 1 pha? Ổn áp lioa cấu tạo thế nào, Công ty sản xuất ổn áp lioa, Công ty phân phối ổn áp lioa, Tìm hiểu về ổn áp lioa.

Cấu tạo chung ổn áp 1 pha?

Cấu tạo chung của ổn áp lioa 1 pha? Ổn áp lioa cấu tạo thế nào, Công ty sản xuất ổn áp lioa, Công ty phân phối ổn áp lioa, Tìm hiểu về máy ổn áp lioa.

 
 
 

Ổn áp có 3 loại cơ bản

Loại 1 Ổn áp dải thường:
Loại dải thông thường hay dải thường có Dải điện áp vào 150v ~ 250v. Loại ổn áp dải thường này thích hợp cho nơi điện lưới không yếu như trong thành phố hoặc nơi gần trạm hạ thế. Điện lưới tuy không yếu nhưng vẫn cần dùng máy ổn áp vì trong thành phố có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nên điện chập chờn cũng gây hỏng cho thiết bị điện trong nhà
Loại 2 Ổn áp dải rộng 90v :
Loại dải rộng hay thường gọi dải rộng DRI có Dải điện áp vào 90v ~ 250v. Loại ổn áp dải rộng DRI này được dùng nhiều hơn cả vì loại dải rộng 90v đến 250v thích hợp cho nơi điện lưới không quá yếu như trong thành phố và hầu hết đa các khu dân cư. Điện lưới yếu cần dùng máy ổn áp dải 90v-250v cho hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ thiết bị điện trong sinh hoạt
Loại 3 Ổn áp dải rộng 50v:
Loại dải siêu rộng hay thường gọi dải rộng DRII có Dải điện áp vào 50v ~ 250v. Loại ổn áp dải rộng DRII này được dùng chủ yếu cho khu vực điện lưới quá yếu, khu vực xa trạm hạ thế hoặc khu vực có dây dẫn truyền tải nhỏ nên điện nguồn không đản bảo cho sinh hoạt và cho sản xuất kinh doanh. Điện lưới quá yếu cần dùng ngay máy ổn áp dải rộng 50v-250v cho hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ thiết bị điện trong sinh hoạt

 

Ổn áp cấu tạo gồm 3 bộ phận

Vỏ thép của máy ổn áp. Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp. Bộ phận truyền động và điều khiển của máy ổn áp.
Vo may on ap 1 pha

 Vỏ thép của máy ổn áp

Là phần tương đối quan trọng tạo kết nối cơ khí giữa các bộ phận trong ổn áp. Phần vỏ cũng tùy từng hãng sản xuất nên có sự khác nhau về màu sắc cũng như sự chắc chắn

Được sơn tĩnh điện 2 lớp bảo đảm chống xước do va quệt nhẹ. Có độ bóng, độ thẩm mỹ bên ngoài.

Ổn áp tốt thì vỏ phải bền đẹp, chắc chắn và có tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay trên thị trường chỉ có Ổn áp Lioa và Ổn áp Standa là có nhiều mẫu mã đẹp




Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp

TTTBôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp là phần quan trọng nhất trong máy ổn áp. Đây cũng là phần chiếm chi phí cao nhất trong máy ổn áp. Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp LÀ PHẦN QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MÁY.
Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp được cấu tạo gồm 1 lõi tôn Silic hình xuyến hoạt động theo nguyên lý cảm ứng hai cuộn dây trong và cuộn dây lớp ngoài

- Bộ phận ổn áp: Là cơ và mạch. Động cơ 1 chiều (Động cơ Servo) cùng hệ thống mạch điều khiển nhạy bén đáp ứng điện áp một cách nhanh nhất (Mạch so sánh).

 Nguyên lý hoạt động như sau:
 Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ giữa cuộn dây trong và cuộn dây lớp ngoài. Máy ổn áp hoạt động theo nguyên lý mạch điều khiển và động cơ Servo Motor 1 chiều.

Co dieu khien on ap
Mạch điều khiển dùng mạch so sánh điện áp giữa ngõ vào và ngõ ra (Mạch này khá đơn giản dùng máy cổng flip-flop, hay còn gọi là IC so sánh), điều khiển 1 động cơ servo di chuyển chổi than trên cuộn dây. Cụ thể, khi có điện lưới máy ổn áp 1 pha được cấp điện và hoạt động bình thường (lúc này các tụ điện lớn trong mạch điều khiển ổn áp đã được nạp đầy). Khi mất điện thì chổi than trong máy ổn áp quay về vị trí dải cao tương ứng khoảng 250V trên mặt quét (vì lúc này các tụ điện lớn được xả ra cấp điện DC cho mạch điều khiển hoạt động).
 Khi có điện chổi than quay đến vị trí tương ứng để mức điện áp đầu ra là 220V. Sau khoảng vài giây đến vài chục giây khi mà điện lưới ổn định thì Role trong ổn áp 1 pha đóng các tiếp điểm và cấp điện áp ra để sử dụng - lúc này các thiết bị điện đấu sau ổn áp  mới được cấp điện. Vì vậy có thể loại trừ các hiện tượng sốc điên áp bảo vệ thiết bị điện.
  Hiện tượng sốc điện được giải thích như sau: Với máy ổn áp không có Auto reset. Khi mất điện và máy ổn áp đang ở trạng thái dải thấp 150V (đối với máy ổn áp dải 150V đến 250V) thì khi có điện lưới cấp cho ổn áp khoảng 220V thì điện áp tức thời của ổn áp 1 pha sẽ cho ra ở mức 320V- tức là rất cao - dẫn đến có thể gây hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Nên máy ổn áp có tính năng Auto reset là rất cần thiết

 

Đồng hồ hiển thị cuat ổn áp cho phép điều chỉnh mức điện áp đầu ra ở một mức nhất định nào đó mà không cần can thiệp vào bên trong. Việc điều chỉnh điện áp thông qua một chiết áp xoay có chữ V.ADJ. Cho phép người sử dụng tinh chỉnh mức điện áp đầu ra cho chính xác nhất với các tần số, dạng sóng sin ở từng khu vực sử dụng. Theo mặc định thì chiết áp trên đã được chỉnh ở mức giữa và tương ứng với mức đầu ra 220V chuẩn cho lưới điện tại Việt Nam, nếu bạn muốn thay đổi thì có thể dùng một tua vít trừ (-) và khẽ điều chỉnh chúng theo mức điện áp ra cần thiết.

 

On ap dong ho hien thi
Việc điều chỉnh điện áp đầu ra theo mức điện áp đầu vào của ổn áp cho phép chỉnh dải điện áp rộng hơn (chẳng hạn khi điện áp đầu ra trong khoảng 215-225V thì biến áp không điều chỉnh, nhưng ngoài khoảng này mới bắt đầu điều chỉnh). Việc thiết kế như vậy vẫn đảm bảo được việc cung cấp điện áp đầu ra ổn định trong vùng cho phép

 

Rơle cắt điện áp (là Rơle chịu dòng lớn) loại sử dụng cuộn hút 24V DC để đóng điện đầu ra cho ổn áp. Quạt làm mát cho ổn áp chỉ xuất hiện với một số loại công suất (máy 10kVA trở nên mới có quạt).

Ổn áp 1 pha sử dụng một Aptomat để bảo vệ quá dòng ở đầu vào. Về cơ bản thì Aptomat này chỉ bảo vệ được mức quá dòng, còn trong trường hợp điện áp đầu vào tăng cao do mất pha mát chung (trong khu vực sử dụng nhiều pha) thì ỔN ÁP chỉ bảo vệ được các thiết bị đầu ra (ngắt điện ra qua việc ngắt Rơle) mà không tự bảo vệ được chính máy Ổn áp

Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển:
Bộ điều khiển của ổn áp sẽ mang điện áp ngõ ra so sánh với giá trị đặt ( đặt sẵn 220V), sai lệch này được xử lí để mang đi điều khiển động cơ di chổi than cho đến khi sai lệch này đủ nhỏ chấp nhận được.
Tác dụng của tụ điện lớn: Tụ có điện dung đủ lớn để di chổi than về vị trí an toàn khi mất điện.
ổn áp thực chất là 1 máy biến áp tự động điều chỉnh điện áp dưới tải nhờ 1 động cơ DC.

Thực tế thấy rằng tổn thất điện năng trong máy biến áp (hay ổn áp) gồm hai thành phần cơ bản:
- Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời
gian làm việc của ổn áp (chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của ổn áp).

- Thành phần phụ thuộc vào công suất phụ tải truyền qua ổn áp. Tổn thất này gây nên sự đốt nóng các cuộn dây ổn áp. Khi sử dụng ổn áp, các thiết bị điện trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, TV, máy bơm,…thường có hệ số đồng thời thấp khoảng cỡ 0,5 đến 0,6. Đồng thời động cơ điều chỉnh DC trong ổn áp cũng tiêu thụ 1 lượng điện năng khi làm việc, đặc biệt khi chất lượng điện áp xấu (U < Udm). Điều này dẫn đến tổn thất phụ thuộc tải tăng lên đáng kể.

Qua đó ta thấy, khi sử dụng ổn áp rõ ràng cuối tháng hóa đơn tiền điện tăng lên là hiển nhiên.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:

- Khi chất lượng điện áp thấp U giảm quá thấp so với Udm ta nên sử dụng ổn áp để nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị điện (trường hợp này là bất khả kháng).
- Khi chất lượng điện áp tốt, ổn định thì chúng ta không nên sử dụng vì gây lãng phí.
- Khi không sử dụng, ta nên tắt nguồn cấp cho ổn áp để tránh tổn thất không tải, tăng tuổi thọ cho ổn áp.
- Nên kiểm tra thường xuyên ổn áp, nếu ổn áp nóng, tiếng kêu to…thì ổn áp đã kém chất lượng, gây tổn thất cao.

 

- See more at: http://onaplioa.com.vn/tin-tuc/cau-tao-chung-on-ap-1-pha.aspx#sthash.vlhTpumU.dpuf

Bạn đang xem: Cấu Tạo Ổn Áp Lioa 1 Pha
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0912307206
x