Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW?

Admin 24/12/2020
lioa.net
Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW? Vì sao nhà sản xuất tính ổn áp lioa ra kVA? Vì sao nhà sản xuất tính biến áp lioa ra kVA?

Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW?

Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW? Vì sao nhà sản xuất tính ổn áp lioa ra kVA? Vì sao nhà sản xuất tính biến áp lioa ra kVA?

Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW?

Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW?

Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi sưu tầm nhằm cung cấp thông tin tới các bạn. Hy vọng giúp ích trong việc chon mua máy ổn áp lioa hay biến áp phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của bạn hiệu quả, hợp lý.
Đối với động cơ, người ta quan tâm đến công suất sử dụng là công suất cơ học. Do đó người ta tính đơn vị là kW chứ không tính kVA.

Đối với máy biến áp, thì công suất tác dụng và công suất phản kháng không tác dụng gì khác nhau. Người ta chỉ quan tâm đến mức độ phát nhiệt và khả năng giải nhiệt của nó thôi. Do đó chỉ quan tâm đến S (tỷ lệ thuận với I).

Đối với máy phát, người ta cũng quan tâm đến khả năng phát nhiệt, nên thường trên bảng tên máy phát có ghi công suất tính bằng kVA hoặc MVA. Nhưng máy phát luôn gắn liền với động cơ sơ cấp kéo nó, nên khi nói đến hợp bộ máy phát nói chung, người ta lại tính theo công suất tác dụng kW hoặc MW.

Điều kiện để một máy biến áp làm việc đó là
1: Nhiệt độ cuộn dây + lõi thép không cao quá mức cho phép của cách điện.
2: Tổn thất điện áp của máy biến áp phải nằm trong giới hạn cho phép chính là Un%.
2 điều kiện này đều chỉ liên quan đến dòng điện truyền tải qua MBA.
Tuy nhiên với mỗi MBA có cấp điện áp khác nhau, ứng với một dòng điện thì khả năng truyền tải công suất cũng khác nhau. Chắc để tiện so sánh với lượng công suất sử dụng được của MBA người ta đưa ra công suất biểu kiến của máy được tính bằng S = U.I chính là VA đó

- Tuổi thọ của MBA phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của cuộn dây và mạch từ (mối quan hệ giữa tuổi thọ và nhiệt độ theo hàm mũ à nha), nếu chỉ cho kW (công suất tác dụng) thì chỉ thể hiện được độ tăng nhiệt độ do tổn thất ĐỒNG (tổn thất do điện trở R gây ra I2.R), còn cho kVA (công suất biểu kiến) thì thể hiện được cả độ tăng nhiệt độ do tổn thất SẮT (tổn thất do điện kháng X gây ra I2.X), vì trong kVA bao gồm cả kW và kVAr rồi (S2=P2+Q2).
- Tổn thất trong MBA (gây ra sự tăng nhiệt độ) có 2 thành phần, tổn thất SẮT không phụ thuộc vào dòng tải (được ghi trên nhãn máy là deltaP0 đó) và tổn thất ĐỒNG phụ thuộc vào dòng phụ tải (trên nhãn máy không ghi) dòng tải càng lớn thì tổn thất ĐỒNG càng lớn.
- Công suất phản kháng Q có bác nói không có ích là không đúng nha, nó có nhiệm vụ từ hóa mạch từ đó, mạch từ được từ hóa thì mới truyền được P sang phía thứ cấp (chưa nói đến Q mà tải cần) nên lượng Q nếu có MBA (mà nói chung là thiết bị có cuộn dây+lõi thép) lớn chính vì vậy tab phải bù Q đó.

S=U*I (kVA)
P=U*I*cosfi (kW)
MBA chỉ cần quan tâm tới hai thông số ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó là U và I thôi, vì vậy chỉ cần thể hiện kVA; còn kW là khi kể đến sự ảnh hưởng của cosfi. Đối với MBA thì cosfi không ảnh hưởng gì lắm đến sự hoạt động của nó cả. Khi cho kVA thì ta sẽ biết được I đm và U đm của MBA....tức là nói đến sự chịu dòng và áp của cuộn dây và cách điện chịu được của MBA. Còn kW chỉ thể hiện công suất tác dụng mà thôi.
Thông số ghi ở trên máy là thông số định mức của máy.

MBA phải sử dụng đơn vị công suất là kVA, MVA (công suất biểu kiến) vì nguyên lý làm việc của MBA là cảm ứng điện từ (năng lường được truyền từ sơ cấp sang thứ cấp thông qua mạch từ) nên khả năng làm việc của MBA được quyết định bởi dòng từ hóa chạy trong mạch từ. Dòng từ hóa này chính là hai thành phần P, Q sinh ra. Tóm lại dụng lượng của MBA chính là khả năng truyền tải của Mạch từ chứ không phải cuộn dây nên người ta quan tâm đến dòng từ hóa chứ không phải dòng phụ tải vì thế phải xét đến 2 thành phần P, Q và thứ nguyên phải là kVA. từ là khi truyển P càng lớn thì không thể truyển Q ngược lại khi truyển Q càn lớn thì không thể truyền P. Công suất truyển tải lớn nhất là P=S khi đó cos phi =1.
 

Với Động cơ, Máy phát thì người ta quan tâm đến công suất cơ chứ không quan tâm đến công suất điện nên đơn vị là kW. MW. còn khả năng nhận hoắc phái vô công Q là tùy thuộc mục đích và nhu cầu để người ta chế tạo. Vi dụ máy phát có chế độ chạy bù đồng bộ sẽ khác với máy phát không chạy bù.

Vậy khi bạn mua máy biến áp lioa hay ổn áp lioa có ghi công suất máy là kVA thì bạn đã biết được là vì sao để từ đó biết cách tính tổng số A hay kW trong nhà hay cơ quan  để quy đổi ra kVA cho hợp lý và chính xác.

 

Bạn đang xem: Sao máy biến áp cho kVA mà không cho kW?
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0912307206
x